1. Mục đích của thí nghiệm: Xác định sức chịu tải của cọc và thiết lập biểu đồ quan hệ tải trọng chuyển vị.
2. Phương pháp thí nghiệm: Nén nhanh (thời gian gia tải không đổi; gia tải nhanh; tốc độ chuyển vị không đổi) hoặc giữ tải từng cấp theo chu kỳ.
3. Quy trình thí nghiệm: TCVN 9393:2012 “Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”, ASTM D1143-81 hoặc theo các tiêu chuẩn tương đương khác.
4. Thứ tự các bước thực hiện:
- Công tác chuẩn bị
- Gia công đầu cọc thí nghiệm
- Lắp đặt hệ kích
- Lắp đặt gối đỡ, dầm chính, dầm phụ, lắp đặt đối trọng
- Lắp đặt hệ đồng hồ đo chuyển vị
-Gia tải theo quy trình và ghi chép số liệu hiện trường
5. Báo cáo kết quả thí nghiệm:
- Tên, vị trí công trình
- Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu thi công cọc, đơn vị thí nghiệm
- Hồ sơ cọc thí nghiệm
- Số liệu ghi chép hiện trường
- Biểu đồ quan hệ tải trọng và độ lún
- Biểu đồ quan hệ tải trọng, độ lún và thời gian
- Các nhận xét trong đó có đưa ra tải trọng giới hạn theo De Beer, Chin