Tự Cân Bằng - Phương pháp thử tải cọc an toàn, xanh, nhanh và tiết kiệm.

Tự Cân Bằng - Phương pháp thử tải cọc an toàn, xanh, nhanh và tiết kiệm.
11.      Giới thiệu
Thử tải là việc phải làm ở hầu hết các công trình sử dụng móng cọc, đặc biệt là các công trình sử dụng cọc khoan nhồi, cọc barrette. Phương pháp thường sử dụng chủ yếu là nén tĩnh dùng đối trọng bê tông. Hoặc dùng hệ thống cọc neo. Và còn có các phương pháp thử động là PDA và phương pháp thử tải nhanh (rapid test). Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay, có một phương pháp thử tải tĩnh đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới  bởi những ưu điểm vượt trội là phương pháp Tự Cân Bằng (tiếng Anh có thể gọi là Osteberg test, Self-balanced method hay Bidirectional static load test method). Chúng tôi xin giới thiệu một cách sơ lược những vấn đề chính về phương pháp này.

Thư tải bằng phương pháp Tự Cân Bằng
22.       Phương pháp Tự Cân Bằng
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là dùng một hộp tải trọng (được tổ hợp bởi 1 hoặc nhiều kích thủy lực) đặt trong lòng cọc tại một vị trí được tính toán trước từ khi thi công, cùng với việc lắp đặt hệ thống các thanh đo chuyển vị và các đầu đo biến dạng trong thân cọc.  Khi thí nghiệm hộp tải trọng sẽ gia tải về 2 phía làm cho 2 nửa cọc chuyển dịch, đo ghi lại và lập quan hệ giữa tải trọng và chuyển dịch từ đó có thể biết được sức chịu tải của cọc. Nguyên lý của phương pháp này được thể hiện cụ thể trong hình bc dưới đây:

33.      So sánh phương pháp Tự Cân Bằng với các phương pháp thử tải khác.

Phương pháp Tự Cân Bằng
Nén tĩnh dùng đối trọng
Nén tĩnh dùng cọc neo
-Giá rẻ và đơn giản
-Khối lượng thiết bị huy động ít àmôi trường xanh.
-Giá đắt (đặc biệt là các tỉnh xa)
-Khối lượng thiết bị huy động nhiều à xe cộ gây khói bụi, ách tắc giao thông.
-Giá rất đắt vì phải thi công các cọc neo.
-Khối lượng huy động cũng nhiều
à xe cộ gây khói bụi, ách tắc giao thông.
Tải trọng thí nghiệm càng cao giá thành càng rẻ.
Tải trọng thí nghiệm càng cao giá thành càng đắt do phải chi phí cho việc xử lý nền gối.
Tải trọng thí nghiệm càng cao giá thành càng đắt.
Không bị giới hạn tải trọng cần thử
Chỉ thí nghiệm được tải trọng dưới 4500T/cọc
Chỉ thí nghiệm được tải trọng dưới 6000T/cọc
Thời gian chuẩn bị ≤2 ngày
Thời gian chuẩn bị 7-10 ngày
Thời gian chuẩn bị 10-12ngày
Không cần mặt bằng rộng
Yêu cầu mặt bằng thi công lớn
Yêu cầu mặt bằng thi công lớn
An toàn
Nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm khi tải trọng lớn và nền đất yếu.
Nguy hiểm
Có thể thực hiện trên sông, trên biển.
Không thể thực hiện trên sông trên biển.
Khó thực hiện trên sông, trên biển.


44.       Kết quả thí nghiệm sức chịu tải từ phương pháp Tự Cân Bằng
-   Khi tiến hành gia tải từ Hộp tải trọng, cọc sẽ bị tách làm 2 phần, đo ghi lại chuyển dịch của phần trên và phần dưới của cọc, lập quan hệ Tải trọng – chuyển vị bằng đồ thị ta sẽ được biểu đồ biểu diễn như sau:

-   Qui đổi về quan hệ tải trọng chuyển vị tương đương ở đầu cọc sẽ có biểu đồ quan hệ như thí nghiệm nén tĩnh như sau:

-   Từ biểu đồ này có thể xác định được sức chịu tải tới hạn cũng như cho phép của cọc.
55.       Sử dụng Phương pháp Tự Cân Bằng tại Việt Nam.
-   Phương pháp Tự Cân Bằng (hay còn gọi là phương pháp Osterberg) được sử ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1995 tại Công trình tòa nhà VIETCOMBANK Hà Nội cho cọc barrette với tải trọng 1200T.  Năm 1997 đã tiến hành thí nghiệm cho cọc khoan nhồi tại công trình cầu Mỹ Thuận với tải trọng 3600T. Các công trình này đều do Công ty LOADTEST – Mỹ thực hiện. Từ đó đến nay cũng có một số công trình khác được thực hiện bằng phương pháp này và đều do các Công ty nước ngoài thực hiện. Do các dự án này đều sử dụng thiết bị và chuyên gia nước ngoài nên giá thành còn rất cao nên khó áp dụng phổ biến.
-   Năm 2011 một nhóm kỹ sư của Công ty Cổ phần và Đầu tư và Tư vấn Xây dựng ADCOM (trong đó có thạc sĩ Nguyễn Minh Hải - hiện đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ về móng và địa kỹ thuật tại ĐH Arlington Texas, Mỹ và ông Lê Nguyên Tịnh - hiện là TGĐ ADCOM)  bắt đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ này bằng việc nội địa hóa thiết bị. ADCOM đã ứng dụng thành công việc sử dụng Hộp tải trọng chế tạo tại Việt Nam vào Công trình Cầu Sông Hồng, dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai với tải trọng thí nghiệm 2500T.
-   Đầu tháng 5/2016, ADCOM tiếp tục thực hiện thành công thử tải hai cọc khoan nhồi của trụ T28 và T29 của tháp dây văng Công trình cầu Bạch Đằng nối 2 bờ Hải Phòng và Quảng Ninh với tải trọng lần lượt là 3357T và 3235T. Bằng việc thực hiện thành công dự án này các kỹ sư của ADCOM khẳng định việc hoàn toàn làm chủ công nghệ từ thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị, thực hiện thí nghiệm và xử lý kết quả. Dự án này ADCOM đã tiết kiệm một nửa chi phí thí nghiệm cọc cho Chủ đầu tư nếu thuê đối tác nước ngoài.
66.       Một số hình ảnh Công ty ADCOM đã thực hiện  thí nghiệm cọc bằng phương pháp Tự Cân Bằng.



Tin tức, dịch vụ liên quan:

Chia sẻ :
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG ADCOM
Địa chỉ: P.1602- nhà 24T2 - Trung Hòa - Nhân Chính - Cầu Giấy - Hà Nội;
Mobile: 0916856680, Tel: +84 4 22158835, Fax: +84 4 62510843, contact@adcomconsult.vn
Bản quyền hình ảnh và nội dung thuộc về ADCOM
Mr. Tịnh thiết kế và quản trị