Mục đích của thí nghiệm: Xác định nội lực của cọc, ma sát của các lớp đất xung quanh cọc,
sức kháng mũi của lớp đất dưới mũi cọc và rất nhiều quan hệ trong quá trình
chịu tải.
Phương pháp thí nghiệm: Lắp đặt các cảm biến biến dạng vào trong thân
cọc khi thi công. Khi tiến hành các thí
nghiệm gia tải như nén tĩnh, O-cell, nhổ dọc trục hoặc nén ngang dùng thiết bị
đo ghi lại các biến dạng thu được từ các cảm biến trong thân cọc đem phân tích,
từ các biến dạng có thể tính được ứng suất, nội lực, ma sát, sức kháng mũi.
Quy trình thí nghiệm: Đo ghi theo thời gian
trong suốt quá trình thử tải.
Thứ tự các bước thực hiện:
- Thiết kế các vị trí lắp đặt cảm
biến, thường là theo các lớp địa chất.
- Lắp đặt các cảm biến biến dạng
(strain gage) và dây tín hiệu vào các lồng cốt thép cọc.
- Khi hạ các lồng thép tiến hành nối
dây dẫn tín hiệu lên miệng hố khoan
- Chờ sau khi đổ bê tông thân cọc
đến khi bê tông đạt cường độ có thể thử tải.
- Đo ghi bằng máy xách tay hoặc tự
động theo thời gian suốt quá trình gia và giảm tải.
- Xử lý số liệu
Báo
cáo kết quả thí nghiệm:
- Tên, vị trí công trình
- Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu thi công cọc, đơn vị
thí nghiệm
- Hồ sơ cọc thí nghiệm
- Số liệu ghi chép hiện trường
- Các biểu đồ kết quả